9 LÝ DO THẤT BẠI TRONG KINH DOANH
LỊCH SỰ KIỆN
Mon | Tue | Wed | Thu | Fri | Sat | Sun |
---|---|---|---|---|---|---|
28
|
29
|
30
|
31
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
15
|
16
|
17
|
18
|
19
|
20
|
21
|
22
|
23
|
24
|
25
|
26
|
27
|
28
|
29
|
30
|
1
|
- Sự kiện sắp diễn ra
Xem tất cả sự kiện tại đây
1. Thất bại trong việc cung cấp giá trị
Thứ làm nên một công ty chính là giá trị cốt lõi chúng đem lại. Tuy vậy nhiều công ty thường nói quá lên các giá trị mà họ thực tế có thể cung cấp tới cho khách hàng. Cách tiếp cận này hoàn toàn sai bởi, yếu tố cam kết mới gây dựng được lòng tin từ phía khách hàng.
Hoặc những công ty lại chẳng khiến khách hàng hình dung được về giá trị mà họ đem lại.
2. Thất bại khi kết nối với khách hàng mục tiêu
Kết nối ở đây, là việc bạn không thấu hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng tiềm năng, đồng thời là không giúp họ hiểu được lợi ích mà bạn mang lại.
Sử dụng những nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng để thấu hiểu và xây dựng mối quan hệ bền chặt với họ.
3. Thất bại khi tối ưu chuyển đổi
Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực online đều không thể tồn tại nếu không biết cách tối ưu những chuyển đổi từ chiến dịch marketing đem lại.
Hãy áp luôn các chỉ số chuyển đổi như ROI để đo lường mọi chi phí mà doanh nghiệp bạn dành cho các kênh quảng cáo.
4. Thất bại trong việc tạo phễu bán hàng hiệu quả
Phễu bán hàng như một quy trình dẫn dắt từ người xem traffic thông thường tới khách hàng thật thông qua các nội dung hỗ trợ cho nhận diện về thương hiệu.
Nhưng nhiều doanh nghiệp thất bại là do họ không có đủ những bằng chứng về chất lượng của sản phẩm và dịch vụ.
5. Thiếu tính xác thực và sự minh bạch
Những doanh nghiệp thiếu tính xác thực và sự minh bạch trong kinh doanh sẽ thất bại. Có thể không phải hôm nay, ngày mai, nhưng chắc chắn một ngày nào đó sẽ thất bại mà thôi. Nguyên nhân chính ở đây là bạn không tạo được lòng tin vào thương hiệu của bạn từ khách hàng.
6. Không có khả năng cạnh tranh trên thị trường
Nếu những doanh nghiệp nhỏ không thông minh chọn các thị trường ngách, và làm tốt mảng đó, sẽ khó lòng mà cạnh tranh được với các đối thủ lớn.
Tìm những thị trường ngách mà doanh nghiệp bạn có thể cạnh tranh để tồn tại.
7. Không kiểm soát được chi phí
Phân bổ nguồn tiền hợp lý chính là bước đầu để giúp doanh nghiệp có những bước tiến vững chắc. Bạn cần một đội ngũ kế toán có thể giúp mình kiểm soát được các chỉ số tài chính, các chi phí một cách hợp lý.
8. Thiếu chiến lược và khả năng lãnh đạo
Do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế ngoài thương trường, khá nhiều các ông chủ mới sẽ gặp khó khăn trong việc điều hành bởi lượng lớn yêu cầu và trách nhiệm đặt lên họ.
Lời khuyên ở đây để giúp bạn tránh lý do thất bại trong kinh doanh chính là tìm một người hướng dẫn, một người cộng tác có kinh nghiệm.
9. Thất bại trong việc xây dựng mô hình kinh doanh
công việc nghiên cứu ban đầu là đưa ra mô hình kinh doanh phù hợp với thị trường và khách hàng là yếu tố tiên quyết giúp bạn tránh được thất bại trong kinh doanh.
(Nguồn: Internet)