CÀNG MUỐN THÀNH CÔNG CÀNG PHẢI LÀM SỚM BA ĐIỀU NÀY
LỊCH SỰ KIỆN
Mon | Tue | Wed | Thu | Fri | Sat | Sun |
---|---|---|---|---|---|---|
25
|
26
|
27
|
28
|
29
|
30
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
15
|
16
|
17
|
18
|
19
|
20
|
21
|
22
|
23
|
24
|
25
|
26
|
27
|
28
|
29
|
30
|
31
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
- Sự kiện sắp diễn ra
Xem tất cả sự kiện tại đây
————–
Đời người vô cùng ngắn ngủi, tính ra thì trung bình bạn cũng chỉ có 70 năm, trong đó 20 năm đầu dùng để học tập, sau năm thứ 60 thì nghỉ hưu, như vậy thời gian để bạn phấn đấu chỉ có khoảng 40 năm.
Bạn không thể nào mới hơn 20 tuổi mà đã muốn lựa chọn nghỉ hưu, cũng không thể nào sau 60 tuổi mới bắt đầu đi khởi nghiệp. Có người sẽ nói có những người dù tuổi tác đã cao nhưng vẫn khởi nghiệp thành công, đó là bởi họ đã xây dựng cho mình được một cơ sở vững chắc từ những năm tháng tuổi trẻ.
Vậy mới nói, đời người, có một vài chuyện nhất định phải làm cho sớm.
- Bị thua lỗ
Tôi có quen một người bạn, anh ấy khởi nghiệp ở độ tuổi 45. Lúc đầu, việc làm ăn cũng ổn, nhưng sau đó càng ngày công việc kinh doanh càng đi xuống, khiến anh ấy lỗ một khoản tiền khá lớn. Bây giờ cả ngày đều mượn rượu giải sầu, không còn chút gì gọi là ý chí phấn đấu. Thực ra, nếu như chỉ mới 30 tuổi thôi thì dù có thất bại, anh ấy cũng hoàn toàn có thể làm lại từ đầu, nhưng ở độ tuổi tứ tuần, thứ bạn phải chịu áp lực không đơn thuần chỉ còn là tuổi tác nữa.
- Chịu khổ
Gần đây, tôi nghe và đọc được rất nhiều trường hợp nhiều người trẻ ngày nay chỉ vì không chịu được áp lực công việc, cảm thấy làm việc không vui vẻ, làm việc vất vả mà xin nghỉ việc dù chỉ mới đi làm được 1 tuần hay thậm chí là 3 ngày.
Nghĩ lại bản thân tôi khi mới tốt nghiệp, được phân công đến mỏ để thực tập. Lúc đó, tôi đã phải lao động thể lực rất nhiều. Sau này, khi đã được cử đến cơ quan đơn vị làm việc, chỉ cần nghĩ đến những năm tháng mới bắt đầu đi làm đó thì bất kể có gặp khó khăn, vất vả gì tôi đều nghĩ rằng “Còn gì có thể khổ hơn lúc đó ư?” Con người, khi đã từng vất vả rồi thì mới hiểu thế nào là trân trọng.
- Giao tiếp xã hội
Tầm quan trọng của giao tiếp xã hội ra sao chắc không cần phải nói nhiều nữa. Có một thực tế đó là, nhiều người chỉ chăm chăm đi kết giao với những người giàu, người có quyền lực, còn những người bình thường hay những người nghèo thì họ lại không xem trọng. Nhưng bạn à, người có tiền họ cũng chưa chắc đã xem trọng bạn.
(Nguồn: Theo Sohu 🌎)
————–
#BCA #BCAUniversity
#businesscoach #training #coaching #groupcoaching #businessgrowth