web analytics

Diện bảo lãnh gia đình – Quy trình thực hiện

Quá trình bảo lãnh vợ bằng thẻ xanh cần phải trải qua những bước nhất định và thời gian xét duyệt, do đó để có thể đảm bảo tiến độ cần hoàn bộ hồ sơ tốt nhất. Không có một cơ quan hay dịch vụ di trú nào có thể đảm bảo chắc chắn sẽ hoàn thành hồ sơ bảo lãnh của bạn được chấp thuận nhanh hơn thời gian quy định. Chỉ có việc tuân thủ đúng trình tự bảo lãnh theo Luật Di Trú cũng như nộp đầy đủ tất cả giấy tờ cần thiết để tránh bị yêu cầu bổ sung hồ sơ, kéo dài thời gian. 

QUY TRÌNH CHƯƠNG TRÌNH

Mỗi diện visa bảo lãnh gia đình sẽ có quy trình nhất định. Sau đây GIS – Di trú toàn cầu tóm tắt quy trình chung khi xin visa bảo lãnh gia đình.

1/ Giai đoạn 1: Mở hồ sơ

Người bảo lãnh mở hồ sơ bảo lãnh. Chuẩn bị bộ hồ sơ cá nhân và người bảo lãnh:

  • Giấy tờ gởi kèm bằng tiếng Anh
  • Giấy chứng nhận quốc tịch hay bản sao hai mặt của thẻ xanh
  • Giấy khai sinh của người hôn phối và khai sinh của bạn
  • Giấy đăng ký kết hôn/ chứng minh quan hệ huyết thống
  • Giấy chứng nhận ly hôn hay giấy chứng tử (nếu bạn đã có một đời vợ hay một đời chồng trước)
  • Hai tấm hình màu khổ chụp hộ chiếu: một tấm cho bạn và một tấm cho người hôn phối
  • Chứng từ, hình ảnh về quan hệ giữa hai người
  • Đóng phí theo mức quy định

2/ Giai đoạn 2: Receipt Number

Chờ đợi khoảng 1 đến 2 tuần (tùy tiểu bang và tình hình xử lý hồ sơ của mỗi trung tâm), Sở nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) gởi biên nhận I-797C Receipt Notice xác nhận đã nhận hồ sơ của bạn và hướng dẫn chờ đợi những bước tiếp theo.

3/ Giai đoạn 3: Approval

Sau khi hồ sơ của bạn được USCIS chấp thuận (khoảng 4 – 6 tháng sau), bạn sẽ nhận được giấy I-797 Approval Notice. Và cũng trong thời gian này, hồ sơ bạn sẽ được chuyển từ USCIS đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia National Visa Center (gọi tắt là NVC).

4/ Giai đoạn 4: Affidavit of support (AOS) fee bill và DS-3032

a/ Trả Fee bill và nộp I-864 (phần của người bảo lãnh)

Khoảng 1-2 tháng sau giai đoạn 3, NVC sẽ gởi DS-3032 Choice of Address có mã vạch (baar code) và phiếu báo lệ phí Affidavit of support (AOS) bill ($70) cho người Bảo lãnh và đồng thời cũng sẽ gửi DS-3032 Choice of Address có mã vạch cho người được bảo lãnh.

Người bảo lãnh sẽ lên mạng, đăng nhập vào trang web https://ceac.state.gov/CTRAC/Invoice/signon.aspx để đóng tiền.

Nếu không đáp ứng được tiêu chuẩn này thì cần có người đồng tài trợ – joint sponsor/co-sign. Người này có thể là người thân hay bạn bè, người quen.

– Nếu co-sign ở chung nhà với người bảo lãnh thì điền đơn I-864A.
– Nếu không ở chung với người bảo lãnh thì điền đơn I-864 như người bảo lãnh.

Cùng với I-864, người được bảo lãnh (và cả co-sign nếu có) cần gởi thêm những giấy tờ sau:

b) Gửi DS-3032 Choice of agent & address (phần của người được bảo lãnh)

Hiện nay có cách gởi DS-3032 qua email sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian + tiền bạc so với cách gởi qua bưu điện. Do ở trong nước Mỹ nên người bảo lãnh sẽ nhận được đơn DS-3032 trước, sau khi nhận được đơn này, người bảo lãnh scan và gửi email DS-3032 cho người được bảo lãnh, người được bảo lãnh in ra và điền, ký tên.

5/ Giai đoạn 5: Visa application processing fee bill và DS-230 Application for Immigrant Visa and Alien Registration

a) Trả Fee bill (phần của người bảo lãnh)

Khoảng 1 tuần sau giai đoạn 4b, NVC sẽ gửi email thông báo là họ đã nhận DS-3032 của mình, đồng thời ngay lập tức họ đưa hóa đơn Visa application processing fee bill($400) lên website (là website mà mình đã đóng $70 trước đó). Đăng nhập và trả $400, thực hiện từng bước giống như trả $70.

b) In cover sheet và gửi DS-230 (phần của người được bảo lãnh)

Hai ngày sau quay lại trang web này để xem đã thanh toán chưa, nếu rồi thì ngay lập tức người bảo lãnh in trang cover sheet có barcode của đơn DS-230 ra. Kẹp chung trang này cùng với bộ đơn DS-230 đã điền đầy đủ thông tin và kèm civil document nộp cho NVC.

Giấy tờ gởi kèm (Civil document) gồm:

  • Giấy khai sanh của người được bảo lãnh (bản sao + dịch)
  • Bản án + giấy tạm giam (nếu có)
  • Giấy trục xuất khỏi Mỹ (nếu có)
  • Giấy kết hôn (bản sao + dịch)
  • Hồ sơ quân nhân (nếu có)
  • Passport (bản sao công chứng)
  • Lý lịch tư pháp (bản chính + dịch)
  • Giấy ly hôn của cuộc hôn nhân trước (nếu có)
  • 2 tấm hình 5×5 nền trắng

Việc dịch & công chứng các loại giấy tờ này có thể thực hiện tại Phòng tư pháp của Ủy Ban Nhân Dân quận/huyện nơi mình cư ngụ.
Lưu ý là khi đi dịch & công chứng thì phải mang dư 1 bản so với số lượng mình yêu cầu vì họ sẽ giữ lại 1 bản để làm hồ sơ lưu.

Lưu ý: Trước khi nộp đơn I-864 phải đóng phí 70$ và trước khi nộp DS-230 phải đóng phí 400$.

6/ Giai đoạn 6: Case complete

Sau khi hoàn tất việc gởi và điền các đơn trên. Khoảng 1-2 tuần sau, case complete tiến hành bước tiếp theo.

7/ Sắp xếp hồ sơ và bằng chứng khi phỏng vấn