Triết Gia Plato – 4 Yếu Tố Quan Trọng Nhất Để Tạo Nên Cuộc Sống Trọn Vẹn

/
/
/
Triết Gia Plato – 4 Yếu Tố Quan Trọng Nhất Để Tạo Nên Cuộc Sống Trọn Vẹn

LỊCH SỰ KIỆN

November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
28
29
30
31
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
1

Xem tất cả sự kiện tại đây

1. Dành thời gian để “suy nghĩ sâu”

Chúng ta cứ đi loanh quanh với thứ mà người Đức gọi là “doxa”: “Quan điểm số đông”. Trong 36 quyển sách mà ông đã viết, Plato chỉ ra rằng “thường thức” (common-sense) thường đi kèm với định kiến và mê tín dị đoan.

Vấn đề là, những quan điểm của số đông luôn dẫn chúng ta tới giá trị, công việc cũng như những mối quan hệ sai lầm. Câu trả lời của Plato là: Hãy hiểu rõ bản thân mình. Hãy xem xét kỹ lưỡng về những điều mình muốn làm thay vì hành động một cách bốc đồng.

2. Hãy để người bạn yêu thay đổi bạn

Plato đã nói: “tình yêu chính là sự ngưỡng mộ”. Đối với Plato, một mối quan hệ đúng đắn là quan hệ mà cả hai không yêu bởi chính con người hiện tại của họ mà là cùng nhau cố gắng để hướng dẫn đối phương trở nên tốt hơn và cùng nhau trải qua những khó khăn không thể tránh khỏi.

3. Giải mã thông điệp của cái đẹp

Chúng ta thấy một vật đẹp bởi vì trong vô thức ta thấy ở chúng những phẩm chất mà ta cần, nhưng lại không tồn tại trong cuộc sống của mình: Sự hòa nhã – Sự hài hòa – Sự cân bằng – Sự thanh bình – Sức mạnh.

Plato cho rằng nghệ thuật là một liệu pháp tâm lý: Nhà thơ, họa sĩ chính là những người sẽ giúp chúng ta có một đời sống tinh thần tốt hơn.

4. Cải cách xã hội

Trong cuốn sách của mình: “Cộng hòa” (The republic) Plato đã chỉ ra những việc cần phải thay đổi: Xã hội Athen quá tập trung vào sự giàu có, ví dụ như tên quý tộc Alcibiades mù quáng, hay những tên vận động viên thể thao nổi tiếng như Milo of Croton.

Plato muốn kết thúc chế độ dân chủ ở Athens. Để làm được điều đó, Plato đã mở ra các trường học ở Athens (tồn tại đến 300 năm). Mục đích cuối cùng của ông đó chính là những chính trị gia cũng trở thành những nhà triết học: “Thế giới sẽ không bao giờ tốt đẹp trừ khi những vị vua trở thành nhà triết học hoặc nhà triết học trở thành vua”.

 

Nguồn: Internet

Scroll to Top