4 NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP CỦA ĐẠO PHẬT

1. Trung thực

Nguyên tắc đầu tiên trong giao tiếp là sự thành thật. Trung thực tức là khi nói phải bám vào sự thật, phải phản ánh đúng thực tế. Vấn đề là không phải lúc nào người ta cũng biết cái gì là đúng. Thế nên, đôi khi người ta chọn nói dối, trước là dối người, sau là dối mình.

Vậy nên, để nói sự thật, bạn phải thực hành thói quen trung thực với bản thân. Nếu ngay với bản thân bạn cũng không thể phân biệt đúng sai thì việc thành thực với người khác là không thể.

2. Tử tế

Sự tôn trọng và suy nghĩ thấu đáo là điều kiện tiên quyết của một mối quan hệ lành mạnh và ngày một nảy nở. Thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng người khác sẽ vô tình đẩy mối quan hệ của bạn đến ngõ cụt. Nói cách khác, sự tức giận và nỗi sợ hãi là hiện thân của cái tôi, và chúng sẽ khiến bạn hành xử thô lỗ với đối phương.

3. Biết im lặng đúng lúc

Đối với nhiều người, sự im lặng là khoảng trống mà họ phải lấp đầy ngay tức khắc. Thế nhưng Phật giáo xem nó như khoảng không tự nhiên để bạn có thể lắng nghe chính mình và người khác. Không biết cách lắng nghe, thì coi như không có sự giao tiếp.

Giao tiếp vốn là con đường hai chiều. Nói chỉ để nói chính là biểu hiện của sự lo âu, thứ mà sẽ cướp đi giá trị của lời nói và ngăn sự giao tiếp đạt được mục đích tốt đẹp của nó. Điều đó làm hao tổn tâm trí và gây hại cho các mối quan hệ giữa người với người.

4. Giữ hòa khí

Nguyên tắc giao tiếp cuối cùng trong Phật giáo là sự hòa thuận. Đức Phật nói rằng lời nói chỉ chính trực khi nó giữ được hòa khí giữa con người với nhau. “Nghĩ một đằng, làm một nẻo” sẽ gây ra hiểu nhầm và cảm xúc tiêu cực ở người khác. Muốn tạo bầu không khí thân thiện đòi hỏi ta phải chọn lọc từ ngữ chính xác nhằm diễn đạt ý muốn nói. Thái độ né tránh hay từ ngữ dư thừa sẽ chỉ tạo thêm rối ren mà thôi. Khó hiểu sẽ sinh ra bối rối và thông điệp truyền tải ít nhiều cũng bị loãng đi.

 

 

Nguồn: Internet