TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI VÀ LỢI THẾ TỪ THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA

Ông Hoàng Minh Chiến – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) từng chia sẻ, mặc dù đã trải qua hơn 17 năm triển khai Chương trình thương hiệu quốc gia và cũng gặt hái nhiều thành tích đáng kể nhưng đâu đó các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được rõ ràng vai trò của thương hiệu quốc gia.

Cách định vị thương hiệu sản phẩm chưa đúng khiến nhiều giao dịch chúng ta “chưa đánh đã thua”, nhiều sản phẩm muốn ra “biển lớn” phải chịu đứng danh dưới tên của thương hiệu khác, đất nước khác.

Thực tế chúng ta mất nhiều lợi thế, cơ hội do thương hiệu sản phẩm còn non trẻ, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bày tỏ họ được mời tiêu thụ tại thị trường nước sở tại nhưng đặt ra yêu cầu phải “rửa nguồn” do xuất xứ “Made in Vietnam” chưa gây được tiếng vang, hiệu ứng mạnh với người tiêu dùng.

Mới đây, thương vụ 100 container hạt điều có nguy cơ mất trắng do gian lận thương mại đã được giải quyết thành công bởi ngay khi nhận được thông tin, Thủ tướng Chính phủ đã vào cuộc yêu cầu 5 bộ ngành Công Thương, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Công an… tích cực triển khai các biện pháp để xử lý vụ việc. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng có thư gửi Đại sứ Việt Nam tại Italy và các Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính, Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Cộng hòa Italy đề nghị các bên cùng phối hợp tham gia hỗ trợ giải quyết sự việc, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam.

Từ dẫn chứng trên cho thấy, mỗi sản phẩm khi hội nhập quốc tế đều có thương hiệu, xuất xứ quốc gia và đều có sự đồng hành của các cơ quan chức năng các cấp. Bằng nhiều hình thức các bộ, ban, ngành và Thương vụ Việt Nam luôn đặt lợi ích của doanh nghiệp Việt lên trên, lên trước hết. Khi các doanh nghiệp cùng chung tay xây dựng thương hiệu lớn mạnh, có vị trí và chỗ đứng trên thị trường quốc tế thì lợi thế từ thương hiệu sẽ mang đến công bằng trong tranh chấp thương mại quốc tế.

Nguồn: Internet
——————————————
#BCA #BCAGROUP #XTTM #TRADEPROMOTION