Diện bảo lãnh gia đình

Định cư Mỹ là một trong những mong muốn của người dân trên khắp thế giới. Trong đó định cư diện bảo lãnh gia đình (hay còn gọi là đoàn tụ gia đình) là một trong những diện rất phổ biến. Nhập cư theo hình thức bảo lãnh đi Mỹ diện đoàn tụ gia đình, bạn sẽ được cấp thẻ xanh và trở thành thường trú nhân.


Nếu người bảo lãnh là công dân Mỹ, họ có thể làm đơn xin bảo lãnh người thân ở nước ngoài để nhập cư tới Mỹ gồm:
• Chồng/vợ
• Con cái chưa kết hôn dưới 21 tuổi
• Con cái chưa kết hôn trên 21 tuổi
• Con cái đã kết hôn ở bất kỳ độ tuổi nào
• Anh chị em, nếu người bảo lãnh ít nhất 21 tuổi
• Cha mẹ, nếu người bảo lãnh ít nhất 21 tuổi

Nếu người bảo lãnh là thường trú nhân, họ có thể làm đơn bảo lãnh người thân ở nước ngoài sau đây để nhập cư tới Mỹ:
• Bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng
• Con cái chưa kết hôn ở bất kỳ độ tuổi nào
Đối với tất cả các trường hợp trên, người bảo lãnh đi Mỹ phải có khả năng cung cấp bằng chứng chứng minh về mối quan hệ.

Những người xin nhập cư được chia theo các loại theo hệ thống ưu tiên. Người thân gần gũi với công dân Mỹ, gồm cha mẹ, vợ/chồng và trẻ em chưa kết hôn dưới 21 tuổi, không phải chờ số visa nhập cư vì sẵn có ngay khi đơn xin cấp visa được Bộ Di Trú Mỹ chấp thuận. Số visa nhập cư sẽ có sẵn. Người thân còn lại phải chờ số visa nhập cư theo những ưu tiên sau:

1. Con cái chưa kết hôn từ 21 tuổi trở lên của công dân Mỹ.
2. Vợ/chồng của thường trú nhân Mỹ và con cái chưa kết hôn (dưới 21 tuổi) của người xin nhập cư.
3. Con cái chưa kết hôn của thường trú nhân Mỹ.
4. Con cái đã kết hôn của công dân Mỹ.
5. Anh chị em của công dân Mỹ.

Thời gian cho từng diện hồ sơ như sau:

  1. Diện IR (Intermediate Relative) – người bảo lãnh mang quốc tịch Hoa Kỳ – bao gồm các diện IR1, IR2, IR3-IR4, IR5 thời gian từ lúc nộp hồ sơ đến lúc được cấp visa trung bình 8-12 tháng (với những hồ sơ khó và rắc rối có thể yêu cầu bổ sung bằng chứng và kéo dài đến 24 tháng).
  • IR1: bảo lãnh/vợ chồng của công dân Mỹ mà cuộc hôn nhân đã trên 2 năm tính đến khi có lịch phỏng vấn.
  • CR1: bảo lãnh/vợ chồng của công dân Mỹ mà cuộc hôn nhân chưa đủ 2 năm tính đến khi có lịch phỏng vấn.
  • IR2: con nhỏ độc thân dưới 21 tuổi.
  • IR3-IR4 : bảo lãnh con nuôi độc thân dưới 21 tuổi của người có Quốc tịch Hoa Kỳ.
  • IR5: bảo lãnh cho cha mẹ ruột (Diện này không cho phép người đi theo nên phải điền riêng một I-130/đơn xin định cư cho mỗi người được bảo lãnh: 1 cho cha và 1 cho mẹ).
  1. Diện F (Family Sponsor) – bao gồm các diện sau:
  • F1 (dành cho người bảo lãnh có quốc tịch Hoa Kỳ): bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi, thời gian xét duyệt từ 5,5-6 năm (có đi kèm com dưới 21 của Đương đơn).
  • F11: người bảo lãnh có quốc tịch bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi, thời gian thực hiện từ 5,5 năm – 6 năm.
  • F12: con của F11.
  • F2 : dành cho người bảo lãnh bằng thẻ xanh (chưa nhập tịch Hoa Kỳ).

– F2A : bảo lãnh vợ và con dưới 21 tuổi, thời gian t.hiện từ 24-36 tháng.

– F2B : bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi cho người có thẻ xanh, thời gian t.hiện từ 6-7 năm (trường hợp có con đi kèm dưới 21 thì cũng bảo lãnh đi cùng được => chỉ con dưới 21 tuổi, kg bao gồm vợ).

  • F3 : bảo lãnh con có gia đình cho người bảo lãnh có quốc tịch từ 10-12 năm — > người bảo lãnh có quốc tịch bảo lãnh cho con có gia gia đình, thời gian t.hiện từ 10-12 năm.
  • F4 : bảo lãnh anh chị em cho người bảo lãnh có quốc tịch từ 11-13 năm — > người bảo lãnh có quốc tịch bảo lãnh cho anh chị em thời gian t.hiện từ 11-13 năm (có đi kèm cháu dưới 21 tuổi).
  1. Diện K (diện hôn phu, hôn thê) – bảo lãnh không định cư: chỉ dành cho người bảo lãnh đã có quốc tịch Hoa Kỳ mở hồ sơ, thời gian t.hiện từ 6-12 tháng.
  • K3: diện bảo lãnh không định cư dành cho người bảo lãnh mang quốc tịch Mỹ muốn bảo lãnh cho vợ (đã có giấy kết hôn) trong lúc họ đang chờ đợi sự xét duyệt cho đơn bảo lãnh định cư I-130 của mình.
  • K4 (bảo lãnh cho con của K3): diện bảo lãnh không định cư dành cho người bảo lãnh mang quốc tịch Mỹ muốn bảo lãnh cho con ruột/ con riêng của vợ/chồng dưới 21 tuổi và chưa kết hôn trong lúc họ đang chờ đợi sự xét duyệt cho đơn bảo lãnh định cư I-130 của mình.

Ngoài ra còn có các diện bảo lãnh con nuôi, kết hôn đồng tính.