1/ Quản lý thời gian sử dụng email
Hãy xem lại lịch trình của mình và chọn thời điểm thích hợp sau giờ làm để tắt hoặc tránh xa điện thoại và máy tính trong 1 – 2 giờ. Nhưng để đảm bảo công việc tập thể, bạn cần chủ động liên hệ trước với đồng nghiệp và thông báo về trạng thái tạm nghỉ của mình.
2/ Học cách chủ động kết thúc ngày làm việc
Nhà tâm lý học Alice Boyes khuyến khích giới hạn thời gian làm việc đối với những công việc áp lực cao. Vì đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải và kiệt sức. Và để thiết lập ranh giới giờ làm, bạn cần một sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
3/ Trả lời câu hỏi: “Vì sao tôi phải lo lắng?”
Để hiểu được động cơ và nguyên nhân đằng sau sự lo lắng, hãy theo dõi cách não bộ phản ứng với những cảm xúc tiêu cực.
Hãy chi phối cảm xúc của mình bằng những niềm vui nhỏ nhặt, linh tinh như kẹo hoặc đồ ăn vặt. Theo thời gian, bạn nên học cách kiểm soát cách phản ứng của bản thân.
4/ Tạo động lực hoàn thành công việc bằng suy nghĩ tích cực
Theo Bác sĩ tâm lý gia đình Jonathan Baxter, áp lực công việc (dù là việc tập thể dục, dọn dẹp hay nuôi dạy con cái…) đều liên quan đến mong muốn nội tại.
Vì vậy, trước khi thực hiện bất kỳ việc gì hãy dành thời gian để khởi động cơ thể. Thay vì xem chúng là nghĩa vụ bắt buộc hãy để bản thân ý thức về quyền tự quyết của chính mình.
5/ Tạm biệt nhiệm vụ bất khả thi và chào đón các hoạt động thể chất
Hãy chọn một hoạt động thể chất mỗi khi bạn cảm thấy bế tắc. Thay vì ngồi hàng giờ tại bàn làm việc và dán mắt vào máy tính, hãy thực hiện những điều có ích cho cơ thể. Bạn có thể làm việc nhà, nấu ăn, làm vườn và thậm chí là đi bộ tại gia…
6/ Không ngừng thử nghiệm và tìm ra phương pháp phù hợp
Bộ não của mỗi người sẽ rơi vào trạng thái ảm đạm bởi những nguyên nhân khác nhau. Để theo đuổi sự nghiệp, bạn cần tìm ra vấn đề của bản thân. Khi đó, hãy sử phương pháp phù hợp nhất để thoát khỏi sự lo lắng.
Nguồn: Internet