1. Đừng đọc khi đến giờ lên giường đi ngủ
Cái trò này người yêu sách chắc ai cũng làm rồi, nhưng thực sự thì đọc khi đấy chữ khó nhập đầu, mà dễ ngắt mạch ngủ giữa chừng lắm. Hãy dành riêng một khung thời gian sớm hơn vào buổi tối để đọc.
2. Tránh xa cái điện thoại
Mấy tiếng tin nhắn bíp bíp ấy là thứ sẽ dụ ta rời xa khỏi sách truyện, bàn ăn, thậm chí cả giao tiếp với người khác. Hãy đặt điện thoại ở một cái phòng khác hoặc ít nhất ở xa chỗ ngồi mỗi khi đọc.
3. Những ngày nghỉ, hãy thêm một khung giờ để đọc
Bạn có thể lấy đó là hoạt động khởi động ngày mới cùng tách cà phê. Tất nhiên khung giờ tuỳ ý bạn chọn, nhưng hãy cứ chọn lấy một khung giờ và cố gắng bám thật sát.
4. Nếu thấy quyển sách không hấp dẫn, hãy bỏ qua bên
Có một số người dùng quy luật 25 trang: nếu đọc xong 25 trang sách mà không thấy hay, bỏ qua quyển đấy luôn, không cần nghĩ nhiều. Nếu bạn thấy 25 trang là quá hấp tấp, hãy nới rộng giới hạn thành 50 trang.
5. Nếu đọc sách đang nói về những vấn đề phức tạp, hãy dành hẳn cho nó vài tiếng
Bắt đầu đọc tiểu sử Ron Chernow Hamilton à? Hay đó. Hãy cố gắng đừng đọc từng đợt ngắn mà làm liền một lèo mấy tiếng luôn để có thời gian nghiền ngẫm nhé.
6. Đừng ngại đọc truyện giải trí
Tất nhiên, đọc các cuốn văn học mang tính kinh điển về nhân thời thế thái là rất tốt, và giúp ta được lên mặt với bạn bè. Nhưng thực tình mà nói, đừng ngần ngại đọc trinh thám, Sci Fi, tiểu thuyết tình cảm, kinh dị,…
7. Lập danh sách những cuốn đã đọc
Bạn có thể tạo danh sách hoặc viết blog hoặc — nếu là người hơi cổ điển — mua một cuốn sổ tay và viết lại những cuốn đã đọc được. Nó sẽ giúp bạn có thêm động lực “dãn dài” danh sách đó ra.
8. Hãy thử nghe sách nói
Trong đời sống bận rộn thì thời gian đọc sách có lẽ rất khó, nhưng với sách nói, bạn có thể vừa đi trên đường đi làm vừa lắng nghe cuốn sách yêu thích. Với kiểu kẹt xe như ở nước ta thì có khi đến cơ quan, bạn đã nghe được gần một phần ba quyển sách rồi ấy.
(Nguồn: Internet)