LÀM CHỦ NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP

giao tiếp

1. Học cách lắng nghe

Lắng nghe không chỉ là nghe đơn thuần, không những bạn phải nắm được nội dung được truyền tải mà còn theo cách nào và thông điệp không lời nào được gửi gắm trong đó.
 

2. Giao tiếp bằng mắt

Giao tiếp bằng mắt thường xuyên với đối phương trong cuộc trò chuyện chứng tỏ bạn quan tâm đến những gì họ đang nói.
 

3. Đặt câu hỏi

Trong cuộc trò chuyện, sẽ không tránh khỏi việc đối phương chưa truyền đạt thông tin rõ ràng. Khi đặt câu hỏi cho đối phương, bạn có thể làm rõ những điều mình đang thắc mắc về câu chuyện.
 

4. Tư thế cởi mở

Khi giao tiếp, đừng để người khác thấy bạn ở trong tư thế thõng hai vai hay quá gồng mình, điều đó thể hiện thái độ không thoải mái ở bạn. Tư thế tốt nhất khi đối diện với người khác là hơi rướn ngực, vai mở rộng.
 

5. Tự tin khi nói chuyện

Nếu bạn giao tiếp một cách cởi mở, trực tiếp và rõ ràng, điều này sẽ giúp mọi người thấy rằng bạn tự tin vào những gì bạn đang nói và từ đó họ có thể tin tưởng nhiều hơn vào những thông tin bạn đưa ra.
 

6. Đơn giản hóa vấn đề

Để đơn giản hóa một câu chuyện lại không đơn giản, đặc biệt có quá nhiều thông tin bạn muốn truyền đạt và không muốn bỏ sót khía cạnh nào.
Điều này đặc biệt quan trọng trong công việc ở cả các cuộc hội thoại bằng lời nói cũng như thông qua email.
 

7. Biết đối phương là ai

Bạn nên có một phong cách nhất định khi giao tiếp với sếp. Một kiểu nói chuyện khác để trò chuyện với bạn đời cũng như một cách khác để bắt đầu một câu chuyện với những đứa con thân yêu.
 

8. Hãy động viên và khích lệ

Bạn nên đưa ra những lời nói, hành động hay lời khen ngợi để động viên người khác. Bạn hãy làm cho người khác cảm thấy được chào đón, được mong chờ, được coi trọng trong quá trình giao tiếp.
 

9. Tạm dừng trước khi phản ứng

Sau khi khách hàng dứt lời nói mà vội vàng nhảy vào trả lời ngay thì thật sai lầm. Đoạn đường từ lắng nghe đến trả lời còn có một điều tăng cơ hội đàm phán thành công là sự tạm ngưng – một kỹ năng quan trọng để làm chủ cuộc chơi.
 
(Nguồn: Internet)