LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỂ HIỆN QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN KHÉO LÉO TRONG MỘT CUỘC HỌP

1/ Loại bỏ rào cản tinh thần

Sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tinh thần trước mỗi cuộc họp, bài thuyết trình đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo Molly Tschang, sự khó khăn hay dễ dàng của mọi vấn đề đều phụ thuộc vào cách ta nhìn nhận. Vì vậy, hãy loại bỏ những cảm xúc ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận thông tin (sự cảm tính, thiên vị, tức giận, chán ghét…).

 

2/ Chú ý đến nguồn năng lượng

Để trấn tĩnh bản thân hãy đặt mình vào vị trí của người khác và trả lời hai câu hỏi sau:

Đầu tiên, bạn sẽ giúp đỡ một đồng nghiệp luôn ủ rũ và phàn nàn hay một đồng nghiệp luôn tràn đầy năng lượng thường xuyên đưa ra những nhận xét mang tính đóng góp? Thứ hai, sếp bạn muốn lắng nghe ý kiến của một nhân viên rụt rè, nói vấp hay một người đĩnh đạc và tự tin? Qua đó, hãy xác định nguồn năng lượng thích hợp có thể hỗ trợ cho phát biểu của bạn.

 

3/ Tạo không gian phát biểu cho mọi người

Theo Tschang, các cuộc họp luôn tồn tại hai nhóm đối tượng: Nhóm người ồn ào và nhóm người lặng im. Trạng thái im lặng xuất phát từ sự bất lực của tiếng nói quá nhỏ. Người hoạt náo thường xuyên chiếm sóng và chi phối cuộc trò chuyện là những cá nhân có khả năng tác động đến suy nghĩ tập thể. Song điều đó không hoàn toàn xấu vì tất cả mọi người đều có cơ hội phát biểu nhờ vào sự khéo léo của người lãnh đạo.

 

4/ Lắng nghe những ý kiến trái chiều

Ngoài việc thúc đẩy nhu cầu phát biểu của nhóm người im lặng, hãy học cách lắng nghe những ý kiến trái chiều và quan điểm không được yêu thích.

Qua đó, để đạt được sự thống nhất cuối cùng theo cách mà bạn mong muốn, hãy phát biểu thật lịch sự và đưa ra lập luận chống lại nhóm người phản đối nhằm đẩy nhanh tiến độ cuộc họp.

 

Tạm kết

Nếu chưa thể trình bày quan điểm cá nhân, hãy sử dụng tiếng nói của mình để bảo vệ những “kẻ tàng hình” trong các cuộc thảo luận.

Nguồn: Internet