10 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU (PHẦN 2)

6. Bên nhượng quyền sẽ chuẩn bị sẵn phần thiết kế nhà hàng, nhà bếp, lên thực đơn, chia sẻ công thức chế biến, đào tạo đội ngũ nhân viên, những chiến lược marketing… cho bên nhận quyền. Bởi vậy nhượng quyền thường được xem là chìa khóa khởi động việc kinh doanh nhà hàng.
7. Tính nhất quán là yếu tố then chốt để nhận diện thương hiệu của các nhà hàng nhượng quyền. Do đó, kinh doanh nhà hàng dạng nhượng quyền đều phải tuân theo quy tắc riêng mà bên nhượng quyền đề ra về trang trí nhà hàng, đồng phục, cách thức làm việc và thái độ phục vụ của nhân viên, nguồn nguyên liệu được phép sử dụng, quy cách chế biến và bày biện món ăn…
8. Bên nhận nhượng quyền không được phép tự do sáng tạo trong các món ăn hay thiết kế, trang trí nhà hàng, bởi họ buộc phải tuân thủ nguyên tắc mà bên nhượng quyền đã đặt ra trước khi ký hợp đồng.
9. Kinh doanh nhà hàng còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố văn hóa vùng miền, khí hậu, khẩu vị, thói quen sinh hoạt và thu nhập của người dân tại khi vực định mở nhà hàng, nên dù kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền bạn vẫn cần chuẩn bị bản kế hoạch kinh doanh cụ thể.
10. Với những người mới bắt đầu kinh doanh nhà hàng không nên nghe theo các công ty môi giới vì mục đích của họ là tìm cách thuyết phục nhà đầu tư mua quyền kinh doanh thương hiệu để lấy phần trăm hoa hồng. Họ không thực sự cung cấp những thông tin trung thực và hữu ích. Thậm chí, các công ty môi giới này có thể làm hạn chế cơ hội của người mua nhằm thúc đẩy bên mua quyết định mua nhanh chóng hơn.