BẠN CÓ HAY “ĐỘC THOẠI” KHÔNG? ĐÂY LÀ LÝ DO VÌ SAO ĐIỀU ĐÓ CÓ NGHĨA BẠN THÔNG MINH HƠN NGƯỜI

độc thoại

1/ Độc thoại với chính mình có ích đối với trí nhớ

Một nghiên cứu trong một tạp chí được xuất bản theo quý của Experimental Psychology cho rằng độc thoại nội tâm giúp ích đối với những người đang tìm kiếm một đối tượng cụ thể trong một nhóm các đồ vật khác nhau. Khi người tham gia nói to tên của đồ vật, điều đó giúp việc tìm kiếm trở nên chính xác hơn là khi họ không nói chuyện với bản thân mình.
Theo nghiên cứu, nói chuyện với chính bản thân mình sẽ giúp bạn xử lý những thông tin hiện hữu hiệu quả hơn. Những người chơi cờ phải ghi nhớ vị trí của những quân cờ trên bàn cờ và lên kế hoạch cho những nước đi tiếp theo cũng như những nước đi mà đối thủ có thể đi.

2/ Độc thoại giúp điều chỉnh cảm xúc

Bạn cũng có thể điều chỉnh cảm xúc của bản thân tốt hơn bằng cách độc thoại. Bạn có thể làm cho những lý do không có tác dụng trở nên hợp lý và tìm ra được những giải pháp khả thi thay vì trở nên giận dữ khi vài thứ không như ý mình. Bạn có thể nói rằng “Tốt thôi, điều này có thể không như ý mình muốn, nhưng chẳng sao cả bởi vì mình có thể thử cách khác.”
Bạn cũng có thể duy trì cách nhìn nhận tích cực dễ dàng hơn so với những người không hay nói chuyện với bản thân. Người tích cực thường sử dụng độc thoại nội tâm như một công cụ để giúp họ vượt qua những cách nhìn nhận tiêu cực.

3/ Độc thoại giúp bạn tập trung hơn

Bạn có thể tập trung tốt hơn và duy trì sự tập trung vào nhiệm vụ được giao trong một khoảng thời gian liên tục nếu bạn tự nói chuyện với bản thân mình đấy.
Bạn có khả năng tập trung sự chú ý của mình vào những nhiệm vụ khi bạn tự độc thoại với chính mình. Bạn tự nói chuyện với chính mình khi đang thực hiện nhiệm vụ sẽ làm cho mục tiêu của bạn trở nên rõ ràng hơn. Bạn có thể loại bỏ những thứ làm bạn phân tâm hơn ở xung quanh dễ dàng hơn bằng cách lắng nghe giọng nói của mình.

 

Nguồn: Internet