1. Không có gì là mãi mãi
Thực tế là bộ óc con người chỉ chứa được lượng thông tin giới hạn. Mặc dù ta có thể đưa ra sự phán xét, nhưng nó không đủ quan trọng để mãi mãi chiếm một chỗ trong “ngân hàng” trí nhớ của ta. Vậy nên khi có người phán xét bạn, khả năng là họ sẽ quên đi lời phán xét ấy trong tích tắc hoặc chỉ sau vài ngày. Bạn hình thành nên ý niệm về người khác không phải từ việc quan sát sai lầm hay thất bại nhỏ nhặt của họ, mà dựa trên những điều lớn lao họ đã làm hay nói ra, cũng như những xu hướng của cách họ tương tác với bạn và khiến bạn cảm nhận theo thời gian. Cho nên hãy nhớ một điều rằng “Không có gì là mãi mãi” – một người phán xét bạn một điều không có nghĩa là họ phát xét hoặc đánh giá không tốt về cả con người của bạn.
2. Việc bị phán xét là không tránh được
Đừng cố kiểm soát những lời phán xét từ bên ngoài. Yêu cầu người khác không phán xét chúng ta từ lâu đã trở thành một phần trong hệ tư tưởng của mỗi người. Hãy nghĩ đến những khẩu hiệu phổ biến như, “Đừng phán xét!” và “Đây là vùng không phán xét!” Nhưng không cái nào trong số này thực sự giúp ích bởi vì bạn phải chấp nhận một sự thật rằng: Bạn không thể kiểm soát những gì người khác nghĩ! Có rất nhiều người, bản thân họ sẽ không thể hiện sự phán xét ra bên ngoài, nhưng việc này không đồng nghĩa với việc họ có thể ngừng quá trình tư duy sinh lý đó. Cho nên thay vì bận tâm việc người khác phán xét như nào về bạn, hãy cố gắng lý giải những cảm giác của mình, để những người được bạn sẻ chia có thể thấu hiểu và đồng cảm với bạn. Sự đồng cảm sâu sắc chính là khắc tinh của lời phán xét. Khi đã đồng cảm với nhau thì sự phán xét chẳng còn quan trọng, vì người ta có thể tưởng tượng ra chính mình cũng sẽ có cảm giác tương tự trong cùng tình huống.
3. Hãy cứ để người ta phán xét
Hai người thân thiết sẽ thấy thoải mái hơn chỉ bằng cách cho phép đôi bên phán xét nhau. Dù sao đi nữa, bạn cũng hãy trải lòng đón nhận hoặc chia sẻ những điều tiêu cực nhưng quan trọng về bản thân, thay vì ngăn mình làm vậy. Nếu nhận ra bản thân đang thu mình lại vì nỗi sợ bị phán xét, trước tiên hãy tự hỏi: “Khi trải lòng với đối phương, mình sợ họ sẽ phán xét mình như thế nào?” và, “Mình sợ điều gì sẽ xảy ra nếu họ phán xét như thế về mình?” Một khi xác định được nỗi sợ, hãy cố gắng trấn an bản thân hoặc tìm cách kiểm soát nỗi sợ nếu nó trở thành sự thật. Nhắc nhở bản thân rằng những mối quan hệ gần gũi thân thiết sẽ càng trở nên sâu sắc khi đôi bên không ngại phán xét. Nếu cách này không giúp tạo được cởi mở thì không hẳn là do bạn, có thể người mà bạn đang tìm cách gắn kết không đáp ứng được một mối quan hệ thân thiết về mặt cảm xúc.
(Nguồn: Internet)