Bạn nghĩ mình là một người lý trí phải không?
Bạn cũng nghĩ mình hiểu rõ năng lực của mình nhất phải không. Không may thế, đó chỉ là ảo tưởng mà thôi! Bộ não của ta là một đống hỗn tạp của những lối tắt và kinh nghiệm và những lối tắt này đã dẫn đến nhiều sai lầm và thiên kiến, mà lợi bất cập hại. Và bạn sẽ có thể gặp vài một số cạm bẫy.
* Chúng ta phóng đại một cách có hệ thống những khả năng của mình trong rất nhiều lĩnh vực cuộc sống. Một cách hữu hiệu để tránh khỏi lỗi nhận thức này là mời một người bạn chân thành một chầu cà phê và nghe ý kiến thật của họ về những điểm yếu cũng như điểm mạnh của bạn.
* Ta có thể kiểm soát và dự đoán được ít thứ hơn mình tưởng. Tốt nhất bạn hãy cảnh giác hơn với lời tiên đoán và tập trung năng lượng của mình vào những thứ bạn có thể thực sự ảnh hưởng.
* Ta thường nghe lời đám đông và ta sẽ tuân phục số đông để không bị bỏ rơi. Ta không chỉ bắt chước số đông, ta còn thay đổi ý kiến của mình để được làm một phần của nhóm. Kiểu bằng chứng xã hội này được gọi là tư duy nhóm (groupthink). Ví dụ, khi mọi người trong cuộc họp đều thống nhất một điều gì đấy, bạn sẽ không muốn là kẻ “ném đá quốc hội”, chỉ trích sai lầm để gây chia rẽ nhóm.
* Ta bóp méo thông tin để nó phù hợp với niềm tin và quan điểm của mình. Biết rằng ta bị ảnh hưởng vô thức bởi thiên kiến xác nhận, nhưng ta nên sẵn sàng đối đầu với những quan điểm và bằng chứng đối lập để hình thành nên một thế giới quan cân bằng hơn.
* Ta xác định giá trị của một thứ dựa trên số lượng hiện còn và so sánh nó với những đồ khác. Con người không giỏi đưa ra các phán xét tuyệt đối, mà phụ thuộc vào các so sánh tương đối hơn. Ta có thể ngăn chặn thiên kiến so sánh và khan hiếm này bằng cách đánh giá giá trị của một thứ gì đó chỉ dựa trên so sánh chi phí và lợi ích thực sự. Nếu làm vậy, bạn sẽ đưa ra lựa chọn tốt hơn nhiều.
* Chúng ta thường xao lòng bởi những thứ thú vị. Ta thích những câu chuyện mới lạ, hấp dẫn. Trên thực tế, ta thích những lời giải thích ảo diệu, khó tin hơn là thứ gì nhàm nhàm, biết-rồi-nói-mãi.
* Chúng ta quyết định dựa trên cảm xúc nhiều hơn chúng ta tưởng. Các quyết định của chúng ta sẽ bị giới hạn chỉ trong những gì nảy sinh trong đầu chúng ta đầu tiên. Và như thế, chúng ta trở thành những con rối cho cảm xúc của chính mình, không thể ra quyết định lí trí, và điều này thì rất rắc rối trong những lĩnh vực yêu cầu một sự phân tích cao.
*Nguồn: internet