Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu là một chiến lược phát triển hỗn hợp bao gồm marketing, phân phối và kinh doanh. Trong đó, tổ chức sở hữu thương hiệu (bên nhượng quyền) cấp phép cho cá nhân hoặc doanh nghiệp (bên nhận quyền) quyền kinh doanh, dựa trên tài sản trí tuệ. Mục tiêu nhượng quyền thương hiệu là giúp phát triển nhận diện thương hiệu và gia tăng về tài chính giữa hai bên.
Lịch sử hình thành nhượng quyền thương hiệu?
Từ Franchise có nguồn gốc tiếng Pháp “france”, nghĩa là “freedom” (tự do)hay “privilege” (đặc quyền). Franchise thường dịch sang tiếng Việt là “nhượng quyền thương mại” “nhượng quyền kinh doanh”, “Nhượng quyền thương hiệu”, trong bài chia sẻ này, từ nhượng quyền thương hiệu được thay thế cho từ Franchise.
Những hình thức nhượng quyền thương hiệu
Có 5 hình thức nhượng quyền thương hiệu:
– Nhượng quyền công việc
– Nhượng quyền sản phẩm (hoặc phân phối sản phẩm)
– Nhượng quyền mô hình kinh doanh
– Nhượng quyền đầu tư
– Nhượng quyền chuyển đổi
Hiểu đúng về mối quan hệ nhượng và nhận quyền thương hiệu?
Dưới góc độ pháp lý, nhượng quyền thương hiệu là một loại giấy phép do tổ chức này cấp cho một cá nhân/ doanh nghiệp khác. Tuy nhiên về cốt lõi, nhượng quyền thương hiệu thực sự là mối quan hệ giữa con người với con người.
Ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu?
Có rất nhiều ưu điểm khi sử dụng chiến lược nhượng quyền thương hiệu, dưới đây là 5 ưu điểm nổi bật:
– Mở rộng nhận diện thương hiệu
– Có quỹ vốn lớn
– Phát triển đội ngũ giỏi
– Sở hữu hệ thống
– Tạo ra luồng doanh thu mới
Các mô hình nhượng quyền thương hiệu
Có 4 mô hình nhượng quyền thương hiệu:
1. Nhượng quyền toàn diện
2. Nhượng quyền không toàn diện
3. Nhượng quyền có tham gia quản lý
4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn