LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG TƯ DUY NGƯỢC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN

tư duy ngược

“Tư duy ngược” là cách tư duy về những gì bạn muốn đạt được theo chiều ngược lại. Nói cách khác, thay vì chỉ nghĩ về những gì bạn cần làm để đạt được điều bạn muốn, bạn “lật lại” vấn đề và xem xét những điều mà bạn không muốn nó xảy ra.

Dưới đây là ba ví dụ đơn giản sử dụng “tư duy ngược” để tìm ra giải pháp cho các vấn đề hàng ngày:

1/ Ví dụ 1

Thay vì nghĩ: “Làm sao tôi có khách hàng mới?“

Hãy nghĩ: “Điều gì ngăn cản tôi kiếm khách hàng mới?”

Giải pháp ngược: giảm khuyến mãi quảng cáo, không chia sẻ lợi ích làm việc với doanh nghiệp, không nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu khách hàng.

Giải pháp phòng tránh: Chạy các chương trình khuyến mãi, quảng bá lợi ích của doanh nghiệp trên phương tiện truyền thông xã hội, phỏng vấn khách hàng tiềm năng.

2/ Ví dụ 2 

Thay vì nghĩ: “Làm sao tôi có thể giảm cân?“

Hãy nghĩ: “Làm thế nào để không phải giảm cân?”

Giải pháp ngược: Tránh giảm lượng calo hàng ngày bạn tiêu thụ, tập trung vào kết quả nhanh chóng thay vì thay đổi thói quen, không theo dõi điều chỉnh chế độ ăn uống, không có thói quen tập thể dục hàng ngày.

Giải pháp phòng tránh: thay đổi môi trường để khiến việc ăn uống lành mạnh trở nên dễ dàng hơn, sử dụng ứng dụng tập thể dục hàng ngày để theo dõi khẩu phần ăn và sử dụng nhật ký sức khỏe để theo dõi quá trình tập luyện.

3/ Ví dụ 3

Thay vì nghĩ: “Làm thế nào tôi có thể trở thành một nhà lãnh đạo tốt?“

Hãy nghĩ: “Điều gì ngăn tôi trở thành một nhà lãnh đạo tốt?

Giải pháp ngược: đổ lỗi cấp dưới cho tất cả những sai lầm và “ôm” mọi lợi nhuận khi công ty làm ăn tốt. Yêu cầu mọi người đưa ra ý kiến nhưng lại không bao giờ nghe theo. Không khuyến khích sự đóng góp từ các thành viên trong nhóm.

Giải pháp phòng tránh: Lãnh đạo bằng cách làm gương. Dành 80% thời gian lắng nghe và chỉ chỉ 20% đưa ra ý kiến góp ý. Xét thưởng rõ ràng và công nhận những nỗ lực của team. Khuyến khích những ý tưởng mới và nhận lời phê bình một cách công tâm.

 

Nguồn: Internet